Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật – 11 Câu hỏi và cách trả lời

Được làm việc tại Nhật là ước mơ của nhiều người vì nó có thể tạo ra thu nhập tốt cho họ. Tuy nhiên, để đến được xứ hoa anh Đào bạn cần phải trải qua buổi phỏng vấn với các nhà tuyển dụng vô cùng căng thẳng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật. Mời bạn chú ý đón đọc!

1. Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật – 11 Câu hỏi và cách trả lời

Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật như thế nào?

Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật như thế nào?

Cùng tham khảo 11 câu hỏi và cách trả lời dựa trên kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật của các ứng viên từng tham gia dưới đây:
a. Giới thiệu bản thân
Câu đầu tiên mở đầu buổi phỏng vấn với ứng viên của các chuyên gia Nhật luôn mở đầu bằng câu nói: Xin chào, anh/chị hãy giới thiệu về bản thân. Đây là câu hỏi hết sức đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng. Nó giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá về thái độ, phỏng đoán tính cách cũng như trình độ bạn có tới đâu. Vì thế, bạn cần phải tạo cho bản thân mình ấn tượng thật tốt, ghi điểm trong mắt nhà chuyên gia Nhật ngay từ lời giới thiệu này. Có như vậy, cơ hội phỏng vấn đi Nhật sẽ cao hơn.
Với câu hỏi này, lời khuyên cho bạn là, hãy giữ cho mình sự bình tĩnh, điều phối cảm xúc cân bằng. Đồng thời, nhìn thẳng mắt nhà tuyển dụng, mỉm cười và trả lời một cách đủ nghe nhưng rõ ràng, mạch lạc, tự tin nhất. Tuyệt đối không được tỏ ra rụt rè, sợ sệt.
b. Bạn đã từng làm việc ở đâu? Vì sao lại nghỉ?
Một câu hỏi cũng hay gặp khác theo kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật của các ứng viên đi trước là: Bạn từng làm ở đâu? Vì sao lại nghỉ?
Với dạng câu hỏi này, ngoài việc hỏi thông tin về chỗ làm cũ của bạn, thắc mắc này từ nhà tuyển dụng còn có nghĩa muốn thăm dò xem bạn có phải là người chăm chỉ, cầu tiến, luôn nỗ lực hay là kẻ lười biếng, sợ khổ, sợ khó khăn…Bởi vì, một người cùng một vị trí công tác nhưng nhảy việc qua nhiều chỗ trong nhiều năm sẽ không phải là người làm việc hết mình, chăm chỉ và có khả năng gắn bó lâu dài với công ty.
Lưu ý nhỏ cho bạn khi trả lời câu này cần tránh nói những lý do như: “Tôi không chịu được áp lực công việc”, “Chỗ đó quá xa nhà tôi ở”, “Việc đó quá vất vả”, “Đồng nghiệp không thân thiện”, “Sếp cũ rất khó tính”…
Câu trả lời tinh tế, khôn khéo với kiểu hỏi này là bạn cần nêu được rằng: Bạn muốn tìm môi trường lớn để phát triển công việc, khả năng của mình tốt hơn. Và quan trọng, bạn luôn hết mình trong công việc, muốn học được cách làm việc chuyên nghiệp của người Nhật

Bạn từng làm việc ở đâu là câu hỏi hay gặp trong phỏng vấn

Bạn từng làm việc ở đâu là câu hỏi hay gặp trong phỏng vấn

c. Điểm mạnh của bạn là gì?
Với câu hỏi điểm mạnh, bạn cần tận dụng triệt để sự hiểu biết của mình về chuyên môn công việc mà bạn mong được nhận, kinh nghiệm của bạn đến đâu. Hãy nói tất cả những gì bạn biết về công việc đó một cách cụ thể, chi tiết nhất. Từ đó, khái quát lại những gì bạn biết có ích thế nào cho công việc mà công ty đang tuyển người vào làm.
Bạn chú ý trong khi trình bày, hãy nói ngắn gọn, trọng tâm điểm mạnh, sự hiểu biết của mình. Không được nói quá lan man, dài dòng. Bên cạnh đó, hãy điểm qua về những kỹ năng, sở trường phục vụ công việc mà bạn đang có
d. Điểm yếu của bạn là gì?
Nếu như câu hỏi về điểm mạnh là lúc để phô ra thế mạnh, cái có lợi cho bạn thì điểm yếu lại là câu rất khó để trả lời sao cho tốt nhất. Nếu không đủ khéo léo, tinh tế, bạn rất dễ mất điểm với nhà tuyển dụng khi đến câu hỏi này.
Hãy trả lời mình có điểm yếu, có thể liệt kê 1,2 nhược điểm của mình. Tuy nhiên, những điểm xấu bạn nêu chỉ là cái vụn vặn, không cho thấy sự nghiệm trọng, không có nguy cơ ảnh hưởng tới công việc như: Chưa nắm chắc toàn bộ kiến thức về công việc, xử lý công việc còn chưa nhanh
e. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
100% nhà tuyển dụng Nhật sẽ hỏi bạn rằng tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty của họ. Đáp án cho câu hỏi trên bạn cần trả lời sao cho họ thấy rằng, bạn là người rất mong được nhận công việc này, đã tìm hiểu rất kỹ về công ty của họ. Hãy nói những điều bạn biết về công ty của họ, ví dụ như lĩnh vực họ làm, mục tiêu phát triển, số lượng nhân viên, tầm nhìn tương lai…Đồng thời, cần khẳng định, bạn sẽ gắn bó với họ một cách lâu dài.

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi? Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

f. Công việc bạn mong muốn là gì?
Tất nhiên, nhà tuyển dụng biết bạn ứng tuyển vào vị trí nào. Tuy nhiên, họ vẫn hỏi rằng, công việc bạn mong muốn là gì? Điều đó có nghĩa là, họ muốn biết điều bạn trông đợi vào công việc này là gì? Nguyện vọng của bạn với công việc này ra sao?
Hãy trả lời rằng, bạn muốn công việc có thể giúp bạn phát triển bản thân tốt hơn, giúp bạn trau dồi kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt hơn.
Đừng trả lời đại loại như: “Tôi mong muốn ở công việc cho thu nhập cao”, “tôi muốn công việc nhàn”…Như vậy, sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn không tôn trọng công việc, đặt mục đích của bản thân lên trên mục tiêu phát triển của công ty.
g. Công ty chúng tôi có phải là công ty bạn mong muốn làm nhất không?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn đến công ty họ ứng tuyển là vì thực sự yêu thích, nhìn thấy cơ hội của mình hay chỉ vì thấy công ty lớn, nổi tiếng nên muốn thử ứng tuyển vào xem sao.
Câu trả lời hay nhất với dạng hỏi này là hãy nêu ra định hướng chọn công ty làm việc của bạn, ví dụ như muốn vào những công ty trẻ, mới khởi nghiệp để phát triển một mảng, lĩnh vực mới nào đó.
Đừng nên trả lời bằng việc nêu đích thị một công ty khác, không kể những công ty bạn đã trượt. Tuy nhiên, bạn không được nói dối. Vì việc nói dối rất dễ bị lộ do công ty có kế hoạch phỏng vấn cụ thể và thông tin tuyển dụng của nhiều công ty, đơn vị khác
h. Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Câu hỏi về lương là câu hỏi có tính nhạy cảm cực cao. Hãy đưa ra một mức lương ở mức chấp nhận được thay vì đòi hỏi quá cao vì nhà tuyển dụng thường đã có mức lương sàn cho bạn. Kể cả khi bạn đòi hỏi lương ở mức dưới sàn thì họ vẫn cho bạn tiền công khởi điểm bằng mức sàn họ muốn

Mức lương mong muốn bao nhiêu là câu hỏi nhạy cảm khi phỏng vấn

Mức lương mong muốn bao nhiêu là câu hỏi nhạy cảm khi phỏng vấn

i. Sở thích của bạn là gì?
Sở thích là câu hỏi để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về tính cách, con người bạn. Hãy trả lời những thứ bạn thích có hướng phù hợp với ngành nghề của bạn. Ví dụ xin làm sơ chế cá thì bạn cần cho họ biết bạn thích nấu ăn, thích ăn món cá…
Đừng trả lời những sở thích có tính vô bổ, không có sự liên quan với công việc và mang yếu tố tiêu cực, ví dụ: Ngủ nướng, ăn cay…
m. Lý do lựa chọn ngành nghề này là gì?
Nhà tuyển dụng muốn biết lý do chọn ngành nghề của bạn để xác định xem bạn có phải là ứng viên mà họ đang tìm kiếm hay không.
Với câu hỏi này, trước hết bạn cần trả lời rằng cách bạn chọn nghề dựa trên tiêu chí gì? Chả hạn:
– Thứ 1, đây là ngành nghề mà tôi đã được đào tạo qua trường lớp, có bằng cấp đầy đủ
– Thứ 2, đây là ngành mà tôi yêu thích, đã được học và có kinh nghiệm làm lâu năm
– Thứ 3, tôi nhận thấy ở ngành này mang đến cho tôi nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai hơn nữa như: Có cơ hội được biết nhiều kiến thức, cơ hội thăng tiến…
– Thứ 4, tôi muốn được học hỏi và phát triển ngành này thật lâu dài
Dựa trên những điều bạn nói, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc để xem liệu bạn có xứng đáng để họ chọn lựa, trở thành đồng nghiệp của họ trong tương lai hay không
n. Bạn có kính trọng 1 người nào đó không?
Câu hỏi này có ý nghĩa liệu bạn có am hiểu về ngành nghề của công ty hay không đấy. Vì sao? Vì mỗi lĩnh vực đều có những người giỏi, những bậc thầy trong ngành nghề đó. Nếu bạn yêu thích công việc của họ, chắc chắn bạn sẽ biết những cái tên đi trước, nổi tiếng trong ngành mà công ty bạn ứng tuyển đang hoạt động.

Hãy trả lời nhân vật bạn thực sự kính trọng và giải thích một cách dễ hiểu tại sao bạn quý người đó để nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được sự chân thành, sự hiểu biết từ nơi bạn để đồng ý chọn bạn là nhân viên gia nhập công ty trong tương lai.

2. Chia sẻ video kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phỏng vấn và trả lời khi gặp nhà tuyển dụng Nhật, mời bạn tham khảo kỹ lưỡng video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=JJxmCQjBr18

3. Ví dụ về mẫu trả lời phỏng vấn công ty Nhật cụ thể bạn nên biết

Ví dụ về mẫu trả lời phỏng vấn công ty Nhật cụ thể bạn nên biết

Ví dụ về mẫu trả lời phỏng vấn công ty Nhật cụ thể bạn nên biết

Dưới đây là mẫu trả lời phỏng vấn công ty Nhật cụ thể dựa trên kinh nghiệm của anh Nguyễn Duy Linh – Người từng là ứng viên ứng tuyển vào công ty Nhật. Mời bạn cùng theo dõi:
NTD: Chào anh, anh hãy giới thiệu một chút về bản thân mình?
A. Linh: Tôi là Nguyễn Duy Linh. Năm nay 26 tuổi. Công việc tôi làm gần nhất là thợ sửa điện nước cho công ty TNHH Điện dân dụng Việt Nam.
NTD: Anh Linh làm việc ở công ty cũ từ khi nào?
A. Linh: Từ 2013 đến cuối tháng 2/1019. Tức gần 6 năm rồi
NTD: Điều anh thấy thích khi làm công việc sửa điện nước là gì?
A. Linh: Điều tôi thích khi còn làm việc ở vị trí này là sếp rất dễ tính, tâm lý. Công việc được đi nhiều nơi, gặp gỡ rất nhiều khách hàng nên giúp tôi có những trải nghiệm đáng quý này. Đồng thời cũng giúp kỹ năng, trình độ làm việc của tôi cao hơn
NTD: Lúc xin vào công ty cũ, việc khiến anh gặp khó nhất là gì?
A. Linh: Đó là câu hỏi của công ty về lương. Bởi vì, nếu tôi ra mức lương thấp thì lại gây thiệt thòi cho chính mình. Tuy nhiên, nếu đòi cao thì công ty lại từ chối
NTD: Vậy anh Linh sẽ khuyên những ứng viên đi sau về mức lương đề nghị như thế nào?
A. Linh: Các bạn ứng viên hãy tham khảo mức lương của các công ty cùng lĩnh vực giống công ty bạn đang ứng tuyển hoạt động xem thu nhập bình quân cho nhân viên ở những nơi đó là bao nhiêu. Đồng thời, nếu có thể, nên tham khảo lương của nhân viên trong công ty ứng tuyển. Để từ đó, đề nghị một mức lương tương xứng, hợp lý với bạn nhất.
NTD: Theo anh, những kinh nghiệm nào giúp anh dễ dàng vượt qua buổi phỏng vấn?
A. Linh: Theo tôi, đó là kinh nghiệm làm việc, sự am hiểu với công việc mình đã từng làm. Tránh nói những thứ mình không chắc, không rõ vì nhiều nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn thì bản thân mình sẽ bị bí, không biết trả lời thế nào.

4. Một số chú ý để việc phỏng vấn thuận lợi hơn

Để việc phỏng vấn diễn ra thuận lợi, thành công hơn, bạn cần:
– Hiểu và nói được tiếng Nhật
Nói và hiểu được tiếng Nhật chính là điều kiện cốt lõi để bạn được các công ty Nhật chú ý. Bằng tiếng bạn ít nhất phải có là N3. Dù có thành thạo, trước khi phỏng vấn cần tập luyện nhiều lần để tránh run, nói lắp hay quên từ ngữ mình muốn nói.
– Dùng kính ngữ
Hãy dùng kính ngữ phù hợp để giao tiếp, nói chuyện, bày tỏ sự khiêm tốn chỉ qua ngôn ngữ. Đồng thời, cần học cách nói lời chào, tạm biệt, biết ơn khi người tuyển dụng đã dành thời gian để gặp gỡ bạn.
– Hãy tỏ ra là người chăm chỉ, nỗ lực
Người Nhật là những người yêu sự cần cù, chịu khó, chăn chỉ thực tế hơn những thành tích cá nhân. Do đó, khi phỏng vấn, bạn cần thể hiện mình là người nghị lực, ham học hỏi, có đức tính nhẫn nại, khiêm tốn
Vậy là, chúng tôi vừa chia sẻ với bạn về: Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật và cách trả lời. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, hấp dẫn sau khi đọc qua bài viết trên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *