Học đại học ở Nhật Bản có khó không? Kì thi EJU vào đại học

Du học Nhật Bản đang trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Đặc biệt, sau khi trải qua các khóa học tiếng tại các trường Nhật ngữ của Nhật, nhiều du học sinh có mong muốn cũng như nguyện vọng học lên Cao đẳng/Đại học.

Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn rằng, làm thế nào để có thể thi đậu các trường Đại học của Nhật? Học đại học ở Nhật có khó không? Trình tự, thủ tục nhập học như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trường đại học ở Nhật Bản học như thế nào?

Thi đại học ở Nhật Bản có khó không?

Thi đại học ở Nhật Bản có khó không?

 Giống với Việt Nam, các trường Đại học ở Nhật cũng học theo hình thức tín chỉ, một số môn bắt buộc hoặc bán bắt buộc còn lại là các môn học tự chọn. Do đó, học sinh có thể lựa chọn lịch học phù hợp với bản thân.

Năm thứ nhất mặc dù học nhiều môn nhưng lại khá dễ và nhàn vì chủ yếu là môn đại cương. Sang năm thứ 2, 3 số lượng môn giảm đi nhưng độ khó tăng cao vì bắt đầu học chuyên ngành.

Kết thúc năm 3, nếu sinh viên đạt số tín chỉ theo quy định sẽ được lên năm 4. Đây là khoảng thời gian học khá nặng và quan trọng nhất với sinh viên. Họ sẽ được chia thành nhóm và mỗi giáo sư có nhiệm vụ hướng dẫn cho 3 – 5 sinh viên.

Trong thời gian này, sinh viên chủ yếu tự học và nghiên cứu tài liệu để làm luận văn hoặc làm thực nghiệm. Mỗi tuần sẽ có những buổi họp nhóm cùng giáo sư chỉ dẫn. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến lúc sinh viên kết thúc thuyết trình luận văn mới thôi

Thông thường, điểm ở Nhật được tính theo thang điểm 100. Theo đó, nếu đạt từ 60 điểm trở lên, sinh viên vượt qua kỳ thi. Nếu dưới 60 điểm sẽ phải học lại vào năm tới.

Kinh nghiệm học đại học ở Nhật của du học sinh

Cần nắm vững kinh nghiệm sống và học tại Nhật để không bỡ ngỡ

Cần nắm vững kinh nghiệm sống và học tại Nhật để không bỡ ngỡ

Hầu hết các trường đại học tại Nhật được trang bị đầy đủ từ phòng máy tính, thư viện, phòng nghiên cứu,….cho đến ký túc xá, nhà ăn,…..để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

Tuy nhiên, để hoàn thành tốt các chương trình học tại Nhật, bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm của các du học sinh dưới đây:

Giờ học

Đa số các trường ở Nhật đều giảng dạy bằng tiếng Nhật. Do đó, nếu tiếng Nhật không tốt, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học tập.

Vì thế, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó tại xứ sở hoa anh đào, bạn cần phải trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Bên cạnh sách giáo khoa thì các tài liệu tham khảo cũng cần được sử dụng nhiều. Đồng thời phải tự học thêm ở nhà để bổ sung thêm kiến thức.

Kết quả học tập mỗi môn được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận. Do đó, theo kinh nghiệm của các du học sinh, để đạt kết quả cao hãy chủ động, tích cực và không ngần ngại phát biểu. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin, giao tiếp giỏi hơn mà còn học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới đồng thời nâng cao vốn từ vựng của mình.

Săn học bổng

Săn học bổng thành công là cách tiết kiệm chi phí tốt nhất

Săn học bổng thành công là cách tiết kiệm chi phí tốt nhất

Để tiết kiệm tối đa chi phí du học tại Nhật Bản thì việc săn học bổng là một trong những điều quan trọng và du học sinh cần làm.

Hiện nay, số lượng du học sinh ở Nhật ngày càng cao do đó việc xin học bổng cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu biết cách tìm kiếm và “săn” thì chắc chắn bạn cũng sẽ có cơ hội nhận được học bổng.

Trước tiên hãy lập danh sách những học bổng mà mình thỏa mãn điều kiện. Bạn có thể tìm hiểu qua bạn bè, thông báo của trường hay các cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh.

Sau đó, hãy nộp hồ sơ xin học bổng. Thông thường, các học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng sẽ rất khó xin.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các du học sinh đi trước chỉ ra rằng, một bộ hồ sơ chuẩn bị chu đáo kèm theo thành tích học tập tốt là yếu tố quan trọng quyết định bạn được học bổng hay không.

Hãy chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho một bộ hồ sơ xin học bổng, bao gồm: Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập……

Thời gian từ lúc nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp nhận thường khá dài, do đó, bạn cần theo dõi tiến trình để chuẩn bị.

Làm thêm tại Nhật Bản

Làm thêm ở Nhật là cơ hội giúp nâng cao vốn tiếng cho sinh viên

Làm thêm ở Nhật là cơ hội giúp nâng cao vốn tiếng cho sinh viên

Tìm kiếm việc làm thêm là vấn đề được du học sinh đặc biệt quan tâm khi học tập tại Nhật Bản. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân đối thời gian để tránh ảnh hưởng đến việc học.

Thông thường, các việc làm tại tiệm ăn Việt Nam khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Các công việc như dịch thuật, dạy tiếng Việt cho người Nhật thù lao cao hơn nhưng rất khó tìm.

Các chuyên gia khuyên rằng, các du học sinh cần đi làm thêm để vừa trang trải học phí, vừa hiểu hơn về phong tục, lối sống của người Nhật Bản.

Tuy nhiên, phải sắp xếp, cân bằng thời gian, tránh lao vào làm thêm quá nhiều mà bỏ bê việc học.

Cuộc sống ở Nhật Bản

Ở Nhật, hệ thống cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng mỗi ngày và có mặt ở khắp nơi nên bạn có thể dễ dàng mua hàng.

Để tiết kiệm chi phí, các bạn ở thể chọn ở ký túc xá. Tuy nhiên, nếu sống tại đây, không gian chắc chắn sẽ hơi chật chội và không được thoải mái như ở nhà riêng.

Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Nếu chọn thuê ở ngoài, sống cùng các gia đình người Nhật, mặc dù tiền đắt hơn nhưng đổi lại bạn được nâng cao năng lực tiếng Nhật đồng thời hiểu hơn về văn hóa, sinh hoạt của người Nhật.

Khác với Việt Nam, ở Nhật người dân ít sử dụng xe máy. Chủ yếu là hệ thống tàu điện và xe bus. Nếu muốn chủ động và tiện lợi, bạn cần mua thêm chiếc xe đạp. Đa số du học sinh Việt tại Nhật thường sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Thi vào trường đại học ở Nhật Bản có khó không?

Thi vào trường đại học của Nhật có thực sự khó?

Thi vào trường đại học của Nhật có thực sự khó?

Du học sinh muốn học tập tại các trường Cao đẳng, Đại học tại Nhật cần trải qua các kỳ thi. Trong đó, quan trọng nhất là EJU.

Mục đích của kỳ thi này là đánh giá khả năng tiếng Nhật cũng như các kiến thức cơ bản cần thiết của sinh viên để có thể theo học tại các trường Đại học ở Nhật. Theo số liệu thống kê, có đến 95% các trường Đại học quốc gia tại Nhật yêu cầu sinh viên phải có EJU.  Do đó, để có nhiều lựa chọn hơn, tốt nhất, muốn du học Nhật Bản, bạn cần phải có EJU.

Muốn học đại học, cao đẳng thì có phải bắt buộc thi EJU?

Muốn học đại học, cao đẳng thì có phải bắt buộc thi EJU?

Muốn học đại học, cao đẳng thì có phải bắt buộc thi EJU?

Muốn học đại học, cao đẳng thì có phải bắt buộc thi EJU? Điều này thì không hẳn và cũng không bắt buộc. Bởi vì, mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có cách xét tuyển riêng mà chẳng nhất thiết cần kết quả của kỳ thi EJU.

Nói như vậy nhưng không có nghĩ kì thi EJU không quan trọng. Theo thống kê có tới 95% các trường đại học Nhật quốc gia, 65% trường công lập và 44% trường tư nhân xét tuyển đầu vào bằng cách xem kết quả thi EJU của ứng viên dự tuyển

Do đó, nếu không có EJU, thì cơ hội lựa chọn trường cũng như phạm vi theo học tại các trường ở Nhật sẽ bị thu hẹp lại.

Thi EJU là thi những môn nào?

Thi EJU là thi những môn nào?

Thi EJU là thi những môn nào?

Tùy theo ngành học cũng như trường mà bạn có thể lựa chọn các môn thi EJU phù hợp. Cấu trúc các môn thi trong kỳ thi EJU như sau:

  • Tiếng Nhật: Đây là môn thi bắt buộc. Gồm kỹ năng đọc hiểu, nghe, nghe – đọc hiểu, viết luận.
  • Toán: Đây là môn thi bắt buộc, nội giống thi giống chương trình phổ thông ở Việt Nam.
  • Khối xã hội: Dành cho học sinh chọn ngành kinh tế xã hội. Nội dung thi các các vấn đề lịch sử, xã hội của Nhật.
  • Khối tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): Dành cho học sinh chọn ngành khoa học tự nhiên. Bạn có thể chọn 2 trong 3 môn với nội dung thi giống chương trình phổ thông ở Việt Nam.

Được bao nhiêu điểm thì đậu EJU?

Khác với các kỳ thi khác, thi EJU không phân định là “Đậu” hay “Trượt”. Các trường đại học, cao đẳng tại Nhật sẽ dựa trên kết quả thi EJU của thí sinh để xem xét hồ sơ xin vào học.

Do đó, điểm thi thi EJU càng cao thì cơ hội trúng tuyển và được học tại trường mà bạn lựa chọn càng lớn.

Thời gian thi EJU

Hiện nay, tại nước ta kỳ thi EJU được tổ chức 02 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11.

Theo đó, thời gian nộp hồ sơ đăng ký bắt đầu từ tháng 2 – đầu tháng 3 hàng năm; và từ đầu tháng 7-cuối tháng 7 hàng năm.

Địa điểm thi EJU

Tại Việt Nam, kỳ thii EJU được tổ chức tại 2 khu vực là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

  • Hà Nội: Tổ chức thi tại Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Tổ chức thi tại Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh

Học đại học tại Nhật Bản không khó, nếu bạn biết cách tìm hiểu và phân bố thời gian sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt, đừng quên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ để phục vụ công việc một cách tốt nhất. Chúc các bạn có chuyến du học Nhật Bản thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *