Nhật Bản không chỉ được biết đến là quốc gia có nhiều phong cách đẹp, thơ mộng. Mà hơn cả, đất nước này còn có lối sống tốt, trở thành hình mẫu cho mọi người dân ở quốc gia khác tham khảo, học tập. Hãy cùng đi khám phá những thói quen tốt của người Nhật trong bài viết sau đây!
1. Tuyệt đối không mang giày vào nhà
Tuyệt đối không mang giày vào nhà người Nhật
Việc không được đi giày vào nhà là điều thấy ở nhiều quốc gia hiện nay. Nhưng, cũng có một số nơi vẫn có ngoại lệ. Song, nếu ở Nhật thì hoàn toàn khác. Họ coi việc một người đi giày vào là sự thể hiện cho sự thô lỗ, bất lịch sự. Thông thường, mỗi gia đình tại Nhật thường thường sẽ xây dựng hẳn 1 khu để giày dép riêng biệt, nằm cạnh cửa ra vào của nhà họ.
Còn tại trường học, việc không đi giày vào lớp là bắt buộc. Học sinh sẽ bỏ giày ngay ở khu sảnh chính, sau đó sẽ đi dép do nhà trường chuẩn bị vào. Như vậy, ta thấy rằng, người Nhật hình thành văn hóa đẹp qua một hành động nhỏ là như thế nào.
Nếu có dịp được tới thăm nhà của người Nhật, bạn hãy nhớ và thực hiện thói quen này nhé. Nó không chỉ là cách giữ gìn vệ sinh mà còn thể hiện văn hóa, sự tôn trọng với gia đình họ đấy.
2. Cúi chào khi gặp người khác
Cúi chào tại Nhật có 3 kiểu, tùy theo đối tượng
Người Nhật là những người cực kỳ quan tâm đến việc người khác có coi trọng mình hay không. Hay nói cách khác, họ rất để ý đến những thứ mang tính thủ tục, lễ nghi. Vì thế, việc chứng tỏ bạn là người lịch sự là việc rất cần thiết khi gặp người Nhật. Điều này chỉ cần thể hiện bằng hành động cúi chào đúng tư thế, đúng góc độ với từng đối tượng khác nhau, ví dụ như: Thầy cô, đối tác, người già…
Thông thường, có 3 kiểu cúi chào chính: Kiểu khẽ cúi chào (eshaku), cúi chào bình thường (keirei), cúi chào trang trọng (saikeirei)
– Kiểu khẽ cúi chào (eshaku):
Là kiểu chào hỏi dành cho đối tượng là người cùng tuổi với bạn, có cùng vị trí, địa vị trong xã hội. Cách chào này mang ý nghĩa thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng từ 2 bên dành cho nhau.
Cách chào theo kiểu này như sau: Thân và mình của bạn cần hơi cúi xuống theo một góc 15 độ, thời gian tiến hành từ 1-2 giây là được, hai tay để sát bên hông. Đây được coi là cách chào đơn giản và được sử dụng phổ biến mỗi ngày của người Nhật trong những buổi gặp nhau tiếp theo diễn ra tính từ sau lần đầu tiên của một ngày.
– Kiểu chào bình thường (keirei):
Là kiểu chào dành cho đối tượng là cấp trên, những người lạ hơn tuổi hoặc khách hàng, bạn làm ăn…Cách chào nà biểu hiện sự trang trọng, phép lịch sự ở mức cao hơn so với kiểu khẽ cúi chào (eshaku) phía trên.
Cách chào như sau: Bạn sẽ cúi người thấp người khoảng tầm 30-35 độ, trong thời gian 2-3 giây. Nếu bạn đang ngồi trên sàn hoặc mặt phẳng nào đó thì việc chào theo kiểu keirei có chút thay đổi là:
- Hai tay úp xuống mặt đất
- Hai tay cách nhau từ 10 tới 20 cm
- Vị trí đầu cách sàn khoảng 10-15 cm
Có 3 kiểu chào: khẽ cúi, cúi bình thường, cúi trang trọng
– Kiểu cúi chào trang trọng (saikeirei):
Là kiểu chào thể hiện phép tôn trọng của một người dành cho phía đối diện ở mức cao nhất. Ngoài ra, cách chào saikeirei còn biểu thị cho lòng biết ơn, sự kính trọng với các bậc trên cao, sự tôn quý dành cho đức Phật, thần thánh, chúa trời…Bên cạnh đó, kiểu cúi chào trang trọng còn mang ý nghĩa về lời xin lỗi, thành ý của người Nhật mà khó để nói ra nên câu nên ý.
Vì kiểu chào thể hiện cho nhiều điều khác nhau, mang nặng sự tôn trọng nên cách chào sẽ khác biệt hẳn với 2 cách chào trên. Người Nhật sẽ thực hiện thao tác chào bằng việc cúi xuống cực thấp, nghiêng hẳn 45-60 độ. Sau đó, họ giữ nguyên tư thế trong khoảng tầm 3 giây. Thường thì, họ sẽ nói câu chào trước rồi mới thực hiện kiểu chào này. Cũng có thể, làm cả 2 hành động này cùng 1 lúc, nghĩa là vừa nói chào vừa cúi đầu.
3. Tự giác xếp hàng ngay ngắn, theo trật tự
Người Nhật có ý thức tự giác xếp hàng ngay ngắn, theo trật tự
Tại Việt Nam hay nhiều quốc gia khác, văn hóa xếp hàng là điều quá xa xỉ và nếu có vẫn có một số người thiếu ý thức xô lấn, chen ngang. Nhưng ở Nhật, việc xếp hàng ngay ngắn, trật tự sẽ trở thành bắt buộc. Nó đã ăn sâu vào trí óc mỗi người. Nếu có một người chen ngang, xô đẩy vào hàng mọi người đang xếp sẽ lập tức bị lên án kịch liệt. Bởi trong văn hóa của người Nhật, hành vi trên được xem là thô lỗ, rất khó để chấp nhận và tha thứ. Vì thế, dù có bão lũ, thiên tai, thảm họa…thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Nhật vẫn luôn tuân thủ quy tắc tự giác xếp hàng một cách ngay ngắn, đúng trật tự nhất.
4. Luôn nói “Itadakimasu” trước khi ăn uống
Người Nhật luôn nói “Itadakimasu” trước khi ăn uống
Nếu bạn yêu thích và hay xem phim Nhật, bạn sẽ hay được nghe câu “Itadakimasu” trước khi bắt đầu bữa ăn của người dân nước này. Nếu theo đúng nghĩa, câu nói này có nghĩa là: “Cảm tạ trời đất đã ban cho con bữa ăn này” hay “Cảm ơn các người đã cho đi cuộc sống của mình để con được sống”. Tuy nhiên, với các biên dịch viên sẽ thật khó để dịch nghĩa theo đúng ý thật trên. Do vậy, khi gặp câu “Itadakimasu”, họ sẽ dịch thành: ”Mời cả nhà ăn cơm”
5. Tập thể dục hàng ngày
Người Nhật rất chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày
Người Nhật coi sức khỏe là tiền đề để có được thành công trong cuộc sống. Vì thế, họ ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe của mình lên hàng đầu. Bởi vậy, người Nhật được đánh giá là một trong số quốc gia có lượng người chăm tập thể dục hàng ngày nhất. Đây cũng thuộc 1 trong những bí kíp giúp họ dù bị cho là làm việc áp lực, căng thẳng nhất thế giới nhưng vấn luôn dẻo dai, tràn đầy sức sống mỗi ngày.
6. Cố gắng tạo nên tiếng “xì xụp” khi ăn mỳ
Người Nhật cố gắng tạo nên tiếng “xì xụp” khi ăn mỳ
Trong văn hóa của người Nhật và các nước châu Á nói chung, khi ăn cơm là lúc mọi người quây quần với nhau, cùng trò chuyện với nhau, tạo nên không khí ấm áp của gia đình. Vì thế, dù kể cả ăn mỳ, họ vẫn cố gắng để tạo tiếng xì xụp. Vừa là để thể hiện mỳ ngon, bạn yêu thích món đấy. Vừa thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc nếu được ăn mỳ cùng gia đình của mình.
7. Ăn bạch tuộc sống
Ăn bạch tuộc sống là món nổi tiếng ở Nhật
Nếu đến Nhật, bạn sẽ không thể bỏ qua món nổi tiếng nhất nhì tại xứ sở này. Đó chính là món bạch tuộc sống. Món ăn này tuy dễ làm nhưng lại là biểu trưng cho nền ẩm thực phong phú, đa dạng, thiên về các món tươi, sống ở đây.
Bạch tuộc được đánh bắt từ biển về, còn tươi và sống nguyên vẹn. Chúng khi được đưa về nhà hàng sẽ được người đầu bếp sơ chế, rửa thật sạch. Sau đó, cắt chia ra thành từng miếng nhỏ khác nhau trong khi chúng vẫn còn sống. Bày ra đĩa, rồi rưới sốt ăn kèm lên từng miếng bạch tuộc. Trộn đều và gắp từng miếng thưởng thức. Vị ngon ngọt cùng cảm giác giòn, liên tục ngoe nguẩy của bạch tuộc trong miệng sẽ khiến thực khách cảm thấy ngon, hấp dẫn và cực thú vị.
8. Giữ gìn vệ sinh chung
Người Nhật đề cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung
Người Nhật coi việc giữ gìn vệ sinh chung là một trong những điều thuộc về đạo đức, là phép tắc bắt buộc trong đời sống sinh hoạt chứ không phải là công việc nhỏ, vặt vãnh. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh Nhật đã được dạy dỗ, rèn tính giữ vệ sinh bằng việc tự phân công dọn dẹp lớp học, sàn lớp, sân trường thay vì thuê lao công như nhiều trường trên thế giới.
Chính vì cách giáo dục tuyệt vời đó mà người Nhật khi trưởng thành hình thành ý thức giữ vệ sinh chung rất rõ. Họ nếu nhìn thấy rác sẽ đem về nhà hoặc mang đến nơi được cho phép đổ rác. Bởi vậy, khi tới Nhật, du khách sẽ cảm thấy mọi nơi trên đất nước này đều rất sạch và cực ít thùng rác. Nếu có cũng chỉ là các thừng đựng chai lọ có thể tái chế lại mà thôi.
9. Sự trung thực
Sự trung thực là đạo đức người Nhật coi là quan trọng nhất
Khi còn nhỏ, trẻ em ở Nhật đã được dạy cần tìm người đúng để trả lại đồ khi thấy vật bị rơi. Do vậy, bạn sẽ thường xuyên thấy những cảnh nhân viên một cửa hàng, quán ăn tại Nhật chạy theo chỉ để trả lại khách món đồ mà họ lỡ để quên lại.
Sự trung thực còn được đề cao ngay từ khâu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng Nhật thường hỏi ứng viên những câu hỏi để phát hiện ra người đó có phải là người đáng tin, thật thà và trung thực hay không. Bởi theo người Nhật, sự thẳng thắn, chân thành là điều kiện quan trọng nhất để giúp một người hoàn thiện bản thân tốt và thăng tiến trong tương lai
10. Đúng giờ
Đúng giờ là một trong những thói quen không thể quên của người Nhật
Người Nhật là những người thường xuyên ám ảnh về ”giờ giấc”. Với họ, chậm 1, 2 phút cũng là điều tối kị. Nếu làm việc ở quốc gia này, bạn sẽ khiến sếp không hài lòng, tỏ thái độ ra mặt nếu bạn chậm trễ, thường xuyên đi làm muộn.
Cũng chính vì sự quy củ trong giờ giấc nên nếu có sự cố giao thông không phải do lỗi của họ như tàu, xe chạy chậm, tắc đường, người Nhật sẽ được hỗ trợ cấp giấy xác nhận tàu xe đó bị chậm để có bằng chứng báo cáo việc đi muộn với sếp là hoàn toàn chính xác
Một ví dụ điển hình cho vấn đề giờ giấc tại Nhật là những lao động Việt Nam sang Nhật làm việc không tuân thủ đúng giờ giấc ở Nhật quá 2 lần đã bị buộc đuổi việc, buộc phải về nước.
11. Xem trọng vấn đề làm việc nhóm
Người Nhật rất thích làm việc nhóm
Một trong những thói quen tốt của người Nhật là họ cực coi trọng vấn đề làm việc nhóm. Họ là những người thích chia sẻ ý kiến, công việc với nhau. Tức là, đặt mục tiêu của công việc lên trên lợi ích của cá nhân. Họ không quan tâm việc mình được lợi hay hại gì khi cùng thải luận mà cái họ để ý là thành quả của công việc có tốt hay không. Chính nhờ tinh thần tập thể, gắn bó, cùng đưa ra quyết định, đặt cái chung lên cái riêng này mà người Nhật thường rất thành công trong công việc. Nhờ đó, giúp đất nước Nhật vươn lên thành quốc gia phát triển và mạnh hàng đầu thế giới như hiện nay.
12. Phân loại rác
Phân loại rác ở Nhật như thế nào?
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia cực sạch sẽ. Vì thế, vấn đề xử lý rác thải được làm rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Họ phân rác thải thành 3 loại chính: Rác không thể cháy được, rác có khả năng cháy và nhựa có khả năng tái chế.
a. Rác không thể cháy được
Bao gồm các sản phẩm làm bằng kim loại, không thể tháo rời các bộ phận có chất liệu từ nhựa, các loại kính, đồ gốm, dao kép, đồ dùng gia đình có kích cỡ nhỏ hơn 30cm. Hoặc các đồ kim loại, bình phun, xi lanh, bất lửa, đèn chiếu sáng
- Với đồ gốm, dao kéo làm từ kim loại: Đặt trong các túi trong suốt, dễ nhìn, có ghi chữ ”Nguy hiểm” ở bên ngoài
- Các loại bình: Bỏ hết đồ, hóa chất trong bình rồi bọc nó trong một chiếc bình lớn
- Các loại đèn sáng: Bọc trong hộp làm bằng giấy rồi vứt vào khu để rác
b. Rác có khả năng cháy được
Bao gồm những loại đồ như: Đồ tươi sống, vỏ hải sản, dầu chiên, giấy thải, tã, cành gỗ, hoa lá, thiết bị y tế, quần áo, túi da, sản phẩm làm bằng cao su, thùng nhựa, băng đĩa.
c. Nhựa có khả năng tái chế
Những sản phẩm làm bằng có ghi chữ プラkèm điều kiện không dính bẩn sẽ được xếp vào nhóm ”nhựa có khả năng tái chế”. Ví dụ: Khay đựng thức ăn nhựa, túi nhựa, nắp chai, hộp nhựa, cốc pudding
Tuy có đến 3 kiểu rác nhưng việc sắp xếp rác vào nhóm nào không cố định vì phụ thuộc từng địa phương ở Nhật. Chả hạn, có những nơi tất cả rác thải đều được xếp vào nhóm có thể cháy được trừ mỗi dụng cụ khay đựng thức ăn
13. Chọn thức ăn lành mạnh
Người Nhật rất kỹ lưỡng trong việc chọn thức ăn lành mạnh để nạp vào cơ thể
Người Nhật chú trọng sức khỏe nên rất kén và kỹ tính trong việc lựa chọn thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng để dung nạp vào cơ thể của mình. Thức ăn tại Nhật dù cao cấp hay chỉ là cơm hộp bình dân vẫn luôn cố gắng cân bằng dinh dưỡng cho người ăn nhất có thể.
Thông thường, người Nhật hay chọn các loại thức ăn có thể cung cấp nhiều chất, dinh dưỡng nhất. Ví dụ như: Rau xanh, hoa quả, uống nước ép trái cây, thịt nạc…để chế biến mỗi ngày
Vậy là, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin về: Những thói quen tốt của người Nhật. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích, thiết thực sau khi đọc xong bài viết này. Đặc biệt là với những người chuẩn bị đi du học, công tác hay làm việc ở Nhật Bản.